Đà Lạt Review Tất Tần Tật 0986249297
Menu

Giao lưu cồng chiêng

9.0 trên 10 được 7 bình chọn

Giao lưu cồng chiêng 

Với người Tây Nguyên, CỒNG CHIÊNG và văn hóa CỒNG CHIÊNG là tài sản vô giá mang đậm dấu ấn thời gian và không gian. Âm nhạc CỒNG CHIÊNG Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ.

giao lưu cồng chiêng

CỒNG CHIÊNG Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là “tiếng nói” của con người và của thần linh theo quan niệm “vạn vật hữu linh”.

1. Nguồn gốc văn hoá cồng chiêng 

Nhằm tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí du lịch và được thoải mái trải nghiệm các dịch vụ bạn có thể tải app book vé qua Ứng dụng Đà Lạt Review Tất Tần Tật 

Khi tải ứng dụng Đà Lạt Review Tất Tần Tật bạn sẽ nhận được voucher mua hàng 20k (Áp dụng cho hóa đơn trên 100.000đ) và rất nhiều ưu đãi hấp dẫn khác đang chờ đón bạn.

Về cội nguồn, các nhà nghiên cứu cho rằng, CỒNG CHIÊNG là “hậu duệ” của đàn đá. Từ thuở sơ khai, CỒNG CHIÊNG được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng – là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên… âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.

giao lưu văn hóa cồng chiêng

Bao đời nay, CỒNG CHIÊNG gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả… cho đến lễ cúng máng nước, mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới…

giao lưu văn hóa cồng chiêng

Để giúp lan truyền những giá trị văn hóa Tây Nguyên, Khu du lịch núi LANGBIANG đã hợp tác với những bản làng xung quanh cùng xây dựng nền chương trình biểu diễn Lễ Hội CỒNG CHIÊNG ngay tại Thung lũng Trăm Năm. Giờ đây, bạn không còn phải vượt qua những con đường khó khăn cũng có thể tận mắt chứng kiến và hòa cùng không gian văn hóa dân tộc được lưu giữ từ bao đời nay của các dân tộc Tây Nguyên.

giao lưu văn hóa cồng chiêng

Khi tham gia chương trình này bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu và tham gia những nghi lễ, tập tục truyền thống của người dân bản địa trên vùng đất cao nguyên Lâm Viên này. Được hòa mình trong lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới. Dưới làn gió mát, trăng thanh, du khách sẽ cùng những chàng trai cô gái dân tộc Lạch nhảy múa quanh bếp lửa hồng bập bùng trong giai điệu cồng chiêng vang lừng, cùng nhâm nhi những ché rượu cần và thưởng thức món thịt rừng nóng hổi.

giao lưu văn hóa cồng chiêng

Vào ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa CỒNG CHIÊNG Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, CỒNG CHIÊNG Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới.

2. Giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 

Phần nghi lễ:

– Giới thiệu về buôn làng LơmBiêng, về phong tục tập quán, văn hóa cồng chiêng và cuộc sống của dân tộc Chil, Lạch với núi rừng.

– Nghi thức cầu Thần lửa- Lời cầu Yàng ( mời Trưởng đoàn đốt lửa)

– Điệu ching Wă kwằng chào đón thần linh (nhóm nam nữ đồng bào dân tộc)

– Múa Mừng Lúa mới

– Điệu múa “A ráp mồ ô”, thiếu nữ mang bầu lên rừng lấy nước (nhóm nữ múa, nhóm nam đánh ching tre)

– Múa “Ngày hội cồng chiêng”

– Lắng nghe 6 chàng trai buôn làng đánh ching K’Ràm.

– Thưởng thức hương vị rượu cần nồng nàn kèm thịt nướng thơm ngon.

giao lưu văn hóa cồng chiêng

Phần lễ hội:

Giới thiệu về cuộc sống gắn với núi rừng của dân làng và sự ra đời của Cồng chiêng Đà Lạt

– Điệu múa Soan Tây Nguyên (mọi người cùng múa)

– Điệu múa trâu: những chàng trai dân tộc và những chàng trai miền xuôi cùng thể hiện điệu múa theo tiếng mõ trâu.

– Điệu múa “Hoa Langbian” do những cô gái buôn làng thể hiện. (mời các cô gái miền xuôi cùng múa)

– Điệu múa “Đi săn Drốp P’nu”: do những chàng trai buôn làng cùng múa điệu đi săn với những cô gái miền xuôi.

– Điệu múa “Em đi hái lá rừng”: do những cô gái buôn làng cùng múa với những chàng trai miền xuôi.

– Điệu ching P’ Ró tìm trâu.

– Múa “Tình em bên suối”

– Buôn làng Giã gạo đêm trăng: mời các cô gái chàng trai cùng thể hiện .

– Múa “Ngày mùa trên buôn”

– Múa “tình ca K’Dung K’Lang”

– Các trò chơi sinh họat cộng đồng.

– Mời đòan cùng hát giao lưu.

– Bài ca chia tay, hẹn gặp lại quý khách.

giao lưu văn hóa cồng chiêng

3. Thông tin đặt vé giao lưu cồng chiêng 

Để tiết kiệm thời gian đặt vé bạn hãy tải ngay ứng dụng sau đây: Đà Lạt Review Tất Tần Tật

Ngoài ra, quý khách có thể chat trực tiếp trên App/Website để nhân viên của chúng tôi tư vấn thêm về sản phẩm và dịch vụ, hoặc liên hệ

Hotline: 0983 249 297

BÌNH LUẬN

Địa chỉ:

Số 50, Ng õ 29, L áng Hạ, Ba Đình, H àNội

Email: sapareviewtattantat@gmail.com

Điện thoại: 0966093999