Đà Lạt – Thành phố nổi tiếng với thiên nhiên khí hậu mát mẻ, một điểm đến du lịch của đông đảo du khách ở cả trong và ngoài nước. Ngoài những đặc điểm tự nhiên thì nơi đây còn là xuất xứ của những loại đặc sản mà khi ghé đến nơi đây bạn không thể nào bỏ qua. Và rượu cần đối với những người dân bản địa không còn đơn thuần là một loại đồ uống bình thường mà nó đã trở thành một loại thức uống mang ý nghĩa tinh thần đối với người dân nơi đây.
Truyền thuyết kể rằng rượu cần đã có từ cách đây rất lâu rất lâu. Được truyền ngôn rằng đó là thứ nước màu trắng đục do một vị thần Nhím tạo ra. Khi ai đó uống vào sẽ có cảm giác lâng lâng, bay bổng rất khó tả. Để tạo ra rượu cần, “men” được chế từ cây rừng đem trộn với cơm hèm rồi ủ vào trong một quả bầu khô dùng để dâng cho thần linh vào những ngày lễ. Sau khi làm lễ bái tặng, người ta đập quả bầu ra và cùng nhau ăn phần cơm trong quả bầu.
Thần Nhím được coi là vị thần đã chỉ cho người dân cách ủ rượu cần, vì vậy mà hiện nay ở các vùng dân tộc vẫn còn nghi thức buộc một sợi lông Nhím vào cần mỗi khi uống rượu để ghi nhớ công ơn của thần Nhím.
Mỗi dân tộc có một nghi thức uống rượu cần khác nhau và cách người ta uống cũng thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Khi uống rượu cần phải có một ống tre hay trúc đục thông lỗ để hút rượu lên. Chóe rượu cần thường được đặt giữa nhà sàn, chủ nhà sẽ cầm cần lên bằng cả hay tay để tế lễ thần linh, họ cần đưa cho vị khách được tiếp đãi cắm cần vào ché. Khi khách đông thì sẽ chuyền cần cho nhau bằng cả hai tay.
Đặc biệt không được dùng tay trái để chuyền cần vì như thế là không tôn trọng họ. Người chủ nhà sẽ uống trước một ly rượu để chứng tỏ rằng trong rượu không có độc, vị khách được mời phải uống cạn ống nước đầu tiên.
Rượu cần có vị ngọt dìu dịu, thơm nồng, uống rượu cần đem một cảm giác như đang say nhẹ, ngây ngất, lâng lâng chứ không gay gắt. Cùng với đó là ánh sáng từ ngọn lửa bập bùng hòa chung với tiếng cồng chiêng, mọi người nắm tay nhau múa theo tiếng cồng.
Giá rượu cần ở đây vào khoảng 35k-40k trên lít. Được đặt trong các bình có số lít khác nhau, nếu du khách yêu thích rượu cần có thể tìm mua tại các địa chỉ nổi tiếng chuyên sản xuất rượu cần như:
– Rượu cần Đame Đức Trọng
– Các quầy bán rượu cần ở chợ Đà Lạt.
– Cơ sở sản xuất rượu cần Cao Nguyên
– Cơ sở sản xuất rượu cần Sơn Cước
Để có được một chóe rượu cần ngon đúng nghĩa của đồng bào Tây Nguyên thì theo những người dân tộc Cil ở Đà Lạt thì rượu phải được làm từ “men rừng” – loại men không phải ai cũng biết và chẳng mấy người có thể làm được.
Người lớn kể lại rằng người ta thường bắt đầu làm rượu vào mùa xuân, khi cây Atiso trong rừng bắt đầu nở hoa và cho nhựa. Những người làm rượu sẽ vào rừng tìm kiếm rễ và bông của loại cây này đem về phơi khô và giã ra để làm “men” hay làm “dòng” theo tiếng đồng bào.
Khi có bột men đem bột trộn với cơm gạo, nếp, sắn hoặc bắp. Hỗn hợp được giã thành bột và được gọi là những “vú men” to bằng cái chén. Rồi đem hông trên bếp lửa để tạo ra loại men có màu trắng đục. Đây chính là loại “men rừng” để làm rượu cần ngon đúng nghĩa. Nói thì ngắn gọn nhưng không phải ai cũng có thể làm được loại men ngon đúng chuẩn này.
Rượu ngon thì chóe rượu cũng phải chuẩn. Rượu thơm ngon hay không phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này. Chóe được dùng để đựng rượu càng cổ thì rượu càng ngon. Vì ruột những chiếc chóe cổ không có tráng men, giúp cho rượu dễ dàng bám vào và lên men trong chóe.
Mất khoảng 6 tháng để làm ra một chóe rượu cần với men rừng của người đồng bào tại Đà Lạt. Nếu là một người yêu thích tìm hiểu về rượu thì đừng bỏ qua thưởng thức và sở hữu cho mình một bình rượu cần thơm ngon đặc trưng của vùng cao nguyên đầy gió này nhé!!!
Hi vọng qua bài viết trên sẽ cung cấp thêm cho bạn thêm thông tin cần thiết về rượu đặc biệt là với những người yêu thích rượu cần Đà Lạt. Hãy cùng chia sẽ những trải nghiệm của bạn đến Đà Lạt Review và cộng đồng Đà Lạt Review Tất Tần Tật nhé!!!
Bài viết liên quan