Đà Lạt – thành phố của những con người mơ mộng, những đồi thông vắng kéo dài xa tít tắp cùng những bản tình ca đã đi vào hoài niệm. Là nơi khiến người ta ngất ngây vì những sáng sương mù giăng khắp lối, đẹp đến se thắt lòng. Làm rung động con tim của biết bao thi nhân lữ khách khi ghé qua xứ hoa này. Chính vì thế nơi đây đã để lại những ca khúc mà mỗi khi cất lên người ta liên tưởng đến một nơi đã để lại bao nhớ thương trong tâm trí những người yêu mến thành phố này.
Có lẽ Đen Vâu là ca sĩ có đóng góp cho những chuyến đi Đà Lạt những bài ca, với ngôn từ hết sức chân chất và mộc mạc mang đến nhiều xúc cảm cho khán giả. Những chuyến đi của mọi người trở nên chill hơn cùng những giai điệu của bài hát. Dưới đây là top những bài hát được nhiều người nghe trong những chuyến du hí, đặc biệt là khi lên Đà Lạt.
-Trốn Tìm
-Bài Này Chill Phết
-Ngày Khác Lạ
-Đưa Nhau Đi Trốn
…
Ca khúc Ai Lên Xứ Hoa Đào viết về một vùng đất thơ mộng ngàn hoa dễ yêu Đà Lạt. Nơi có thông reo bên suối vắng, mây trôi lững lờ trên mặt nước trong veo của hồ Xuân Hương. Hoa đào nở rộ mỗi độ xuân về.
Ca khúc bất hủ đã làm rung động trái tim nhiều thế hệ người yêu nhạc, mãi mãi gắn chặt nghệ danh của nhạc sĩ Hoàng Nguyên. Bằng giọng ca ngọt ngào, Quang Lê đã đưa khán giả lạc vào vùng tiên cảnh, dạo quanh bờ hồ Xuân Hương một buổi chiều mây trôi lững lờ và cảm nhận cái lạnh đang xuyên qua da thịt.
Ca khúc là một kỷ niệm đẹp nhưng rất buồn từ thời thơ ấu của tác giả. Chàng trai mới lớn trộm nhớ thương thầm một cô thôn nữ lớn hơn mình 2 tuổi.
Ngày ngày lầm lũi làm cái đuôi bước theo cô ấy trên đường đèo nhưng không dám nói một lời nào. Để rồi 14 năm sau, chàng trai viết nên bài Bài Thánh Ca Buồn. Ca khúc với giai điệu buồn thương, da diết viết về mùa giáng sinh.
Đà Lạt Xa Nhau là một ca khúc do Anh Bằng sáng tác nói về tâm sự của một cô gái nơi miền mộng mơ Đà Lạt đang ngày đêm thương nhớ mong chờ người yêu. Nhưng người yêu đang biền biệt phương nào “Làm sao anh nỡ quên Ðà Lạt thơ? Quên những đêm sương đổ trắng mặt hồ, Quên người em gái ngày xưa, Quên đường suối dốc mộng mơ,…”.
Những lời tự sự ngọt ngào nhưng sâu lắng đầy cảm tình chất chứa, gợi lên trong tâm hồn hôn những con người mộng mơ nới phố núi bao hoài niệm hôm nào.
Ca khúc Đà Lạt Khói Sương (Đà Lạt chiều mơ) là lời tâm sự của một chàng trai ôm ấp hình ảnh người em gái thướt tha, dịu dàng dễ thương. Chàng tha thiết gọi tên nàng qua nhiều đêm vắng “Gọi tên em bao thiết tha. Về đâu em mộng đã trôi qua. Còn nơi anh phút giây xưa. Vẫn dài theo nắng mưa”.
Bằng âm hưởng đầm ấm đầy tình cảm ca khúc đã mang đến cho người nghe một Đà Lạt buồn nhưng nhiều mộng mơ và lãng mạn.
Ca khúc Đồi Thông Hai Mộ kể lại câu chuyện tình có thật đầy bi thảm của hai người yêu nhau mà không được gần nhau vì định mệnh trái ngang. Cô gái quyên sinh để giữ trọn tình yêu của mình. Chàng trai trước lúc lâm chung có tâm nguyện muốn ở bên nàng để được gần nhau bên đồi thông Hồ Than Thở “Rồi mộ chàng đã được ở cạnh nàng như lời xưa thề ước. Nằm hiu hắt đến ngàn thu an giấc dưới mộ sâu đất khô. Qua bao năm rêu xanh phủ che kín. Âm u chẳng nhang khói,…”.
Bằng giọng ca ngọt ngào sâu lắng có lẽ Lệ Quyên đã làm sống động thêm cho câu chuyện tình ở xứ lạnh mà ai sống ở Đà Lạt cũng đều biết đến.
Ca khúc “Thành Phố Buồn” ra đời năm 1970, lúc nhạc sĩ Lam Phương lên Đà Lạt trình diễn. Giữa khung cảnh thành phố bảng lảng khói sương, ông tức cảnh sinh tình sáng tác bài ca kể lại mối tình giữa đôi nam nữ yêu nhau tha thiết nhưng không đến được với nhau trong bối cảnh thành phố Đà Lạt với rừng thông bao phủ sương khói tạo nên cảm giác buồn man mác.
Bài hát là lời thủ thỉ của chàng trai đau khổ vì tình. Cảm xúc dâng trào bởi từng chi tiết cảnh vật ở phố núi thơ mộng, lãng đãng trong đêm lạnh thiếu vắng vòng tay người yêu. Ca khúc Thành Phố Buồn giúp nhạc sĩ Lam Phương đến gần khán giả hơn.
Nếu còn bài hát nào bạn biết viết về Đà Lạt hãy chia sẻ cùng Đà Lạt Review nhé!!! Đừng quên tham gia cộng đồng Đà Lạt Review Tất Tần Tật để cùng biết thêm và chia sẻ những điều thú vị về thành phố này nhé!
Bài viết liên quan